Từ người bán hàng rong đến nhà kinh doanh

Andrew Olea đến Kenya năm1980. Tám năm trước ông quyết định giúp những người nghèo thất học vượt lên số phận. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói đến dự án “Mảnh đất phía đông” (the Eastland project) mà ông đã bắt đầu ở Nairobi.

Andrew Olea

Năm 1980, khi Andrew Olea vừa tròn 28 tuổi, một người Tây Ban Nha, (sinh tại Granada năm 1952) vừa mới hoàn thành chương trình đại học ngành triết học và văn chương, ông rời quê hương Andalucia và bay đến Nairobi, thủ đô của Kenya. Ông đã nhận một vị trí trong tổ chức phi chính phủ Strathmore Educational Trust (một tổ chức ban đầu có quan hệ với hội Opus Dei hoạt động trong việc giáo dục thế hệ trẻ). Olea bắt đầu dấn thân vào cuộc phiêu lưu mà đến 30 năm sau ông vẫn hết sức tận tụy.

 Năm 2003 ông thực hiện dự án Eastland nhằm cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp cho những người trẻ sống trong những vùng lân cận nghèo của miền Đông Nairobi. Hầu hết những người tham gia chương trình đã bắt đầu kinh doanh nhỏ trong "các khu vực không chính thức," thuật ngữ Kenya này dành cho những người buôn bán hàng rong, những người tìm cách cải thiện điều kiện sống của họ bằng việc bày bán đồ gia dụng.

Khoảng ba phần tư công việc ở Kenya thuộc khu vực này, thu nhập trong khoảng từ 70 $ đến 420 $ mỗi tháng. Những người bán hàng này, vì thiếu nền giáo dục bậc đại học và do đó không thể kiếm được những công việc với nhiều lợi nhuận hơn, đã chọn việc kiếm sống trong những việc kinh doanh nhỏ này. “Nhưng một khóa học đơn giản về việc hoạch định bán hàng theo phong cách riêng của mỗi cá nhân và tiếp thị mà tổ chức phi chính phủ của chúng tôi cung cấp, đủ cho họ đáp ứng được việc trở thành đầu ra, nơi những công ty có thể bán hàng hóa của họ trực tiếp cho khách hàng.” Dự án Eastland đã giúp rất nhiều người trẻ có được những kỹ năng cần thiết ở những mức độ khác nhau của lĩnh vực kế toán, quản lý, tính toán và tiếp thị, tùy theo sở thích và nhu cầu của họ. Từ những hạt giống nhỏ, dự án đã phát triển thành một cây cứng cáp đã giúp cho gần 4000 công nhân trẻ.

Một chương trình thể thao

Song song với việc dạy học, dự án Eastland còn có những hoạt động thể thao. Để cải thiện điều này, tổ chức phi chính phủ này mới đây đã ký bản thỏa thuận với quỹ tài trợ thể thao Madrid, một tổ chức với mục đích cung cấp sân thi đấu thể thao và thúc đẩy niềm đam mê bóng đá như một cách giúp cho nhiều người trẻ ở những vùng nghèo đói cải thiện cuộc sống của chính họ và để kích thích việc khích lệ giáo dục.

Sau hơn 50 năm hoạt động xã hội ở Kenya, tổ chức Strathmore Educational Trust đã tăng sự hiện diện của mình ở Nairobi bằng dự án mới này. Mới đây Olea đến Barcelona để trao đổi về dự án của ông về việc xây dựng thêm một trung tâm công nghệ cho hình thức giáo dục chuyên sâu giúp làm giảm bớt viễn cảnh về những công việc lương thấp ở đất nước này bằng việc tạo điều kiện cho những công nhân kinh nghiệm tiếp tục tiếp cận lĩnh vực công nghiệp.

Sự khởi đầu này sẽ bao gồm việc đào tạo về lĩnh vực bảo dưỡng công nghiệp và việc tính toán kinh doanh, việc giáo dục dành cho các bậc làm cha, và huấn luyện thể thao. “Ngoài tổ chức phi chính phủ, chúng tôi còn muốn mở rộng khả năng của mình để đáp ứng được nhu cầu hiện tại của quốc gia này, điều này hết sức rõ ràng trong giai đoạn phát triển của sự cộng nghiệp hóa và cần có sự đào tạo chuyên môn tốt cũng như thật nhiều công nhân lành nghề. Cung cấp những điều này là mục tiêu của chúng tôi.” Bằng cách này, nó sẽ là mô hình của hình thức kép, nó có thể vừa giúp cho khu vực chính thức cũng như không chính thức.

Cuộc phỏng vấn với Andrew Olea, giám đốc điều hành của dự án Eastlands

Ngày nay việc đào tạo bài bản có phải là cách đầu tư tốt nhất cho Châu Phi không?

Tôi thật sự tin vào điều này. Sự phồn thịnh của một đất nước là ở người dân của đất nước đó. Có nhiều ví dụ về các quốc gia với tài nguyên thiên nhiên hạn chế lại ở trong nhóm các nước phát triển nhất thế giới. Hà Lan, Thụy Sĩ và Nhật Bản xuất hiện ngay trong suy nghĩ của tôi.

Sự giàu có của các quốc gia này ở đâu? Đó là những con người được đào tào để tạo ra nhiều của cải hơn. Nước Đức là một ví dụ khác về những con người được đào tạo tốt, họ đã tạo ra nhiều sự phát triển hơn. Do đó, trường cao đẳng công nghệ Eastland mà chúng tôi đang nghĩ sẽ theo mô hình giáo dục của người Đức, nơi mà sinh viên dành 70% của họ cho công việc.

Kinh nghiệm của ông ở châu Phi như thế nào? Điều gì hấp dẫn các nhà phát triển đến các quốc gia này?

Với tôi, điều hấp dẫn chủ yếu là ở con người. Họ thật giản dị, cởi mở, táo bạo, chăm chỉ, và bền bỉ. Tất nhiên, có nhiều vấn đề ở đó, nhưng họ không ngăn cản người dân làm việc. Có những giá trị khác có thể tìm thấy ở Phi châu, điều đáng chú ý là gia đình, sự gắn kết, và sự rộng lượng. Đó có thể là lí do để hi vọng rằng các quốc gia này sẽ có một tương lai tươi sáng. Một cách tự nhiên thì không ai là hoàn hảo. Mặt khác, những đức tính của người Thiên Chúa không có nhiều thời gian đề trở nên những dấu ấn bền vững trong xã hội châu Phi. Đạo Thiên Chùa đến Phi châu cách đây chỉ gần một thế kỷ. Và sau đó có những sự so sánh không mấy thiện chí với phương Tây, nơi mà nhiều quốc gia đã mất hàng thế kỷ để đạt được những thành tựu mà bây giờ châu Phi chưa thể với tới được. Ví dụ ở Kenya, nhiều gia đình vẫn phụ thuộc cuộc sống của họ vào công việc đánh cá hằng ngày của người cha hay người ông.

Từ quan điểm cá nhân, sự nhấn mạnh của Thánh Josemaria trên lời mời gọi nên Thánh thông qua công việc của mỗi cá nhân đã trở thành nét văn hóa vui tươi và sinh động như thế nào?

Đạo Thiên Chúa và đặc biệt là đạo Công Giáo, là một tôn giáo hân hoan tìm kiếm Thiên Chúa trong tự nhiên và ở bất cứ nơi đâu. Tinh thần của Thánh Josemaria là niềm vui thấy Chúa trong mọi công việc được thực hiện hay xảy ra xung quanh ta. Với tinh thần của ngài, một người sẽ sống với một trái tim trẻ trung luôn mãi. Một người dám đón nhận những thách thức của cuộc sống như thấy chính mình là con cái Thiên Chúa, và do đó cũng hi vọng những điều tốt đẹp nhất từ Cha mình, thậm chí đôi khi anh ta không thể hiểu điều gì xảy ra…Thiên Chúa là Cha tôi và Người yêu tôi. Tất cả những điều này rất phù hợp trong một xã hội trẻ trung đầy hi vọng và với sự say mê lao động để tìm kiếm một nơi trong một thế giới dường như đã không còn nhận biết Thiên Chúa và con người.

(Link: https://opusdei.org/article/from-street-vendors-to-businessmen/)

Samuel Gutiérrez // Catalunya Cristiana // 15 tháng Năm 2011