PERU: Cuộc đấu tranh chống "vòng lẩn quẩn đói nghèo"

Một chương trình dài 3 năm được thực hiện bởi trường Đại học Piura đã giúp hơn 500 trẻ em thuộc một trong những nơi nghèo nhất của vùng vượt qua chứng suy dinh dưỡng mãn tính.

“Mặc dù đã từng có nhiều sự quan tâm về thực trạng là hầu như một nửa số trẻ em ở miền Piura mắc phải chứng suy dinh dưỡng mãn tính.” lời giáo sư Gerardo Castillo chủ nhiệm khoa Khoa học - y sinh ở trường đại học Piura “ nhưng trong quá khứ điều này đã dấn đến những nỗ lực rời rạc và cục bộ. Bây giờ là lúc kết hợp tất cả những nỗ lực này lại và cố gắng thực hiện điều gì đó có ý nghĩa thực sự.

Trường đại học Piura, nằm ở phía Tây Bắc Peru thuộc thị trấn cổ nhất của người Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, được thành lập năm 1964 dưới sự thúc đẩy của Thánh Josemaría Escrivá.

Trong việc tổ chức chương trình phục hồi dinh dưỡng, giáo sư Castillo cho biết: “những quyết định được đưa ra nhằm tập trung sự chăm sóc vào một trong số các khu vực địa phương có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, và tìm kiếm sự giúp đỡ của các thành phố khác và các tổ chức tôn giáo cũng như tất cả nguồn lực cho một nỗ lực chung

Sự phát triển tổng thể xã hội.

Một chương trình hiện tại được cấp vốn bởi tổ chức Government of Navarra ở Tây Ban Nha và ProPeru ở Peru. Bắt đầu từ tháng 1 - 2008 và kết thúc vào tháng 12 - 2010. Giáo sư Castillo nói rằng “ngay từ khi bắt đầu, chúng tôi cố gắng đưa ra một chương trình tập trung sự phát triển tổng thể xã hội.”

Dự án bắt đầu khi một số nghiên cứu phát hiện ra những sự thiếu hiểu biết khá nghiêm trọng ở những trẻ em suy dinh dưỡng, cùng với việc những trẻ em này không nhận được thực phẩm cần thiết từ PRONAA (National Program of Nutritional Supplements – chương trình hỗ trợ dinh dưỡng quốc gia). Điểm mấu chốt giải quyết vấn đề là việc giáo dục các gia đình, đặc biệt là các bà mẹ, cung cấp cho những đứa trẻ thực phẩm cần thiết một cách thường xuyên.

Một kế hoạch được xây dựng

Để xây dựng một kế hoạch hiệu quả, một cuộc nghiên cứu cẩn thận tình trạng dinh dưỡng của tất cả trẻ em dưới năm tuổi ở vùng Media Piura, bao gồm những căn bệnh như tiêu chảy hay kí sinh đường ruột – những căn bệnh khiến tình trang suy dinh dưỡng thêm nghiêm trọng.

Với những thông tin được cung cấp từ cuộc nghiên cứu này, một kế hoạch được xây dựng dựa trên sáu mục tiêu sau: 1/ sự thận trọng về sức khỏe dinh dưỡng; 2/chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em; 3/ cải thiện những khiếm khuyết về tư duy ở trẻ suy dinh dưỡng 4/ giáo dục sinh sản 5/ giúp cho cộng đồng tự cung cấp thực phẩm 6/ củng cố các tổ chức cộng đồng địa phương. Nhân tố quan trọng nhất là giáo dục các bà mẹ quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân và ngăn chặn các căn bệnh đường ruột. Cùng lúc, một nỗ lực được thực hiện nhằm giúp các bà mẹ chuẩn bị các món ăn với giá cả thấp nhưng với giá trị dinh dưỡng cao. Bước đầu tiên là giúp các gia đình nuôi vịt và heo và cung cấp những nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác trong “khu vườn sinh học”

Phụ nữ - chìa khóa của vấn đề

Vì người phụ nữ được xem là chìa khóa của giải pháp, nên một nỗ lực của chương trình được thực hiện để nâng cao sự quý trọng bản thân của người phụ nữ. Và vì nhiều người trong số họ thậm chí không có thẻ chứng minh nhân dân, việc này trở thành ưu tiên hang đầu. Sau đó là tổ chức một chương trình xóa mù chữ căn bản, thật đáng ngạc nhiên là nhiều phụ nữ đã quyết định tham gia các lớp học này.

Đã có những lúc PRONNA gặp khó khăn trong việc cung cấp thực phẩm bổ sung, những người phụ trách chương trình lo lắng rằng trẻ em bắt đầu giảm cân trở lại. Nhưng thật may mắn, các bà mẹ đã được đào tạo đủ tốt để có thể tìm được những nguồn thục phẩm dinh dưỡng của riêng mình.

Phá vỡ vòng lẩn quẩn của cái nghèo.

Các nỗ lực nói trên đã thu được kết quả đáng khích lệ, trong vòng chưa đầy 3 năm 98% trẻ em đã không còn mắc phải chứng suy dinh dưỡng mãn tính. “ Chúng tôi chọn những trè em mới sinh đến 5 tuổi vì đây là lứa tuổi mà các tổn hại nghiêm trọng cho bộ não xảy ra nếu như trẻ không nhận đủ thực phẩm dinh dưỡng. Các tổn hại này có thể nghiêm trọng và dẫn đến những hệ quả rất xấu về sau.” Và như lời giáo sư Castillo thêm rằng” đây là giai đoạn có độ nguy hiểm lớn nhất khi cái nghèo trở thành vòng luần quẩn”

Một nhóm các chuyên gia theo dõi chương trình tại các phòng khám. Ngoài sự cải thiện sức khỏe đáng kể ở trẻ em, thì khả năng tư duy của phần lớn các em cũng được cài thiện.

Liên minh chiến lược

Chương trình này thực hiện được là nhờ sự nỗ lực cộng tác cùa các tổ chức công và tư nhân ở vùng Piura. Một liên minh chiấn lược đã dược thành lập, kết hợp những nỗ lực từ phía các bậc cha mẹ, các nhân viên y tế công, các cơ quan chính phủ ( Bộ Y tế, Bộ quyền lợi Phụ nữ, Bộ Giáo dục, Bộ Sản xuất…) chính quyền địa phương, và các công ty tư nhân.

Tồng kết về dự án, Giáo sư Castilli nói: “ Trường Đại học Piura đã cung cấp kiến thức chuyen môn, nghiên cứu sinh và chuyên gia cần thiết. Nhưng mỗi cơ quan và các đon vị khác cũng đã đóng góp sức mình, đều phấn khích bởi cam kết rằng dự án, nếu thành công, có thể tự duy trì lâu dài.

Đã có 507 trè em được hưởng lợi ích của chương trình này từ 14 ngôi làng sống trên bờ đông của sông Piura.